Đề án sản xuất vụ Đông năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẨM LĨNH Số: 154/ĐA-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Lĩnh, ngày 07 tháng 10 năm 2019. |
ĐỀ ÁN
Sản xuất vụ Đông năm 2019 PHẦN THỨ NHẤT: KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2018I. Kết quả đạt được1. Trồng trọt- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn kịp thời kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và phòng chống sâu bệnh cho các hộ dân, tập trung chỉ đạo, phòng chống kịp thời bệnh rầy nâu hại lúa không để lây lan ra diện rộng. Tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 297 ha, trong đó diện tích lúa gieo cấy 223 ha đạt 100% kế hoạch, năng suất 51,50 tạ/ha sản lượng 1.138,4 tấn đạt 92,8% kế hoạch, giảm 9% so với vụ xuân 2018.- Về các loại cây màu:+ Cây khoai lang: Diện tích đạt 4,5 ha đạt 100% kế hoạch; Sản lượng đạt 3,6 tấn; Cây lạc 15,1 ha, năng suất đạt 24 tạ/ha, sản lượng đạt 36,24 tấn.+ Rau các loại : Diện tích đạt 12ha, đạt 100% kế hoạch; Năng suất đạt 45tạ/ha; Sản lượng đạt 54 tấn.* Đánh giá cây trồng có triển vọng trong vụ đông 2018- Thời vụ gieo trồng:+ Khoai lang trồng tập trung từ ngày 30/9/2018 đến 5/10/2018;+ Hành kiệu tập trung từ ngày 25/9/2018 đến 30/9/2018; + Rau cải gieo từ ngày 5/10/2018 sau các trận mưa lớn để tránh bị vùi lấp;- Tính thích ứng về đất đai, khí hậu và đem lại hiệu quả thực tế theo đánh giá các loại cây trồng hàng năm thì cây hành, kiệu và rau cải là loại cây có tính phù hợp.2. Chăn nuôi, thú y- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 2006 con trong đó: + Đàn trâu, bò 950 con, trâu bò nái 260 con; Đàn lợn 540, lợn nái 56 con; Đàn dê 200 con.+ Tổng đàn Gia cầm trên 26.500 con+ Mô hình chăn nuôi:Chăn nuôi bò từ 5 con trở lên có 24 hộ gia đình;Nuôi gà, vịt quy mô trên 500 con trên 1 lứa có 7 hộ gia đình.- Thú y: Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm:+ Mưa to, làm ảnh hưởng đến việc phát triển đàn gia súc gia cầm, bệnh tụ huyết trùng, bệnh tiêu chảy xẩy ra ở trâu bò.+ Tiêm phòng văc xin cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỉ lệ khá cao, đối với đàn trâu bò đạt 93% chỉ có một số ít trâu bò thả rông trong rừng nên không bắt giữ được gặp khó khăn;+ Công tác thú y, phối hợp kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được đảm bảo thường xuyên .II. Khó khăn, tồn tại- Sản xuất cây vụ đông năm 2018 trong điều kiện diễn biến thời tiết khắc nghiệt so với nhiều năm( vụ Đông ấm, từ tháng 9 đến tháng 11 trời nắng gắt, nhiệt độ trung bình cao so với cùng kỳ, từ ngày 05- 15/12/2018 mưa lớn kéo dài, liên tục trong nhiều ngày, chưa có năm nào lượng mưa cao và kéo dài như năm 2018) đã ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất, đặc biệt sản xuất các cây trồng ưa lạnh.- Năng suất sản xuất cây vụ đông của nhân dân còn thấp, do điều kiện thổ nhưỡng nên một số giống mới không phù hợp với địa bàn xã;- Chăn nuôi lợn, có xu hướng giảm mạnh trong nhân dân từ khi giá thịt lợn xuống thấp.PHẦN THỨ HAI: TRIỂN KHAI SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2019I. Nhận định về thời tiết và những thuận lợi, khó khăn1. Nhận định về thời tiết: Theo dự báo của Đài Khí tượng – Thủy văn Bắc Trung Bộ tình hình khí tượng, thủy văn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019 như sau:a. Khí tượng* Bão và áp thấp nhiệt đớiMùa mưa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông đến sớm hơn so với Trung bình nhiều năm (TBNN). Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới nước ta hoạt động trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với TBNN, nhưng cần đề phòng khả năng xuất hiện của những cơn bão mạnh và có quỹ đạo phức tạp* Nhiệt độ, nắng nóngNhiệt độ trung bình từ tháng 9- 10/ 2019 trên khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,5- 1,0 độ C. Riêng tháng 11- 12/2019 ở mức cao hơn so với TBNN từ 0,1- 1,5 độ C.* Lượng mưaTổng lượng mưa tại khu vực Bắc Trung Bộ từ tháng 8- 9/2019 cao hơn TBNN từ 10-25% (TBNN: 500- 800mm) và từ tháng 10-12/2019 ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ ( TBNN: 200-700mm).* Nhận định ảnh hưởng thời tiết đến vụ Đông 2019: Thời tiết diễn biến khó khăn, khả năng là vụ Đông ấm, mưa lớn đầu vụ gặp khó khăn trong việc gieo trồng và sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là các loại cây ưa lạnh.2. Thuận lợi, khó khăn2.1. Thuận lợi- Trên địa bàn có đất trang trại, đất thầu khoán ven rừng, đất cao cạn có thời gian để sản xuất trước vụ xuân năm 2019;- Dưới sự chỉ đạo của UBND Huyện, Phòng NN&PTNT Huyện, có chủ trương chính sách của cấp Ủy Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo của ban Thường vụ, ban Chấp hành Đảng bộ, từ đó UBND xã xây dựng đề án sản xuất vụ đông năm 2019;- Xây dựng vườn mẫu, tạo ra thu nhập từ các sản phẩm từ vườn được nhân dân quan tâm, đầu tư và mở rộng.- Nhân dân càng ngày có ý thức, kinh nghiệm hơn trong sản xuất rau màu;- Tiêu thụ sản phẩm trên thị trường càng ngày có giá trị cao như cây: kiệu, hành và cây khoai lang…2.2. Khó khăn- Sản xuất vụ Đông, tiếp tục chịu ảnh hưởng khó lường của diễn biến thời tiết nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và khó quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.- Sâu bệnh, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân; Xuất hiện đối tượng dịch bệnh mới (Sâu keo mùa thu) gây hại chủ yếu trên cây ngô với sức di chuyển rộng, vòng đời ngắn, sức ăn mạnh nguy cơ gây hại lớn trong sản xuất vụ Đông năm 2019 và cầu nối cho vụ Xuân 2020.- Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện, diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại, gây tâm lý mệt mỏi, chán nản ảnh hưởng đến việc triển khai các nhiệm vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh. Tình hình giá cả thị trường về các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thiếu ổn định, gây khó khăn cho định hướng, tổ chức sản xuất chăn nuôi trong thời gian tới.- Ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ từ ngày 29/8 đến ngày 04/9 đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư cho sản xuất vụ Đông. II. Kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2019Sản xuất vụ Đông năm 2019 đặt trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn, thách thức, giá trị sản xuất giảm, tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi làm ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi, giá cả đầu ra của gia cầm thấp so với nhiều năm, thiệt hại do mưa lũ sau bão số 4 gây ra đối với trồng trọt và nuôi trồng thủy sản vì vậy sản xuất vụ Đông là cơ hội để bù đắp một phần giá trị thu nhập bị giảm cho người dân, cần phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp.1. Cơ cấu các loại cây trồng- Cây khoai lang diện tích 11,3ha, năng suất 55 tạ/ha, sản lượng 67,8 tấn.- Cây ngô diện tích 8,5ha, năng suất đạt 25 tạ/ha, sản lượng 21,3 tấn. - Rau, hành kiệu diện tích 13,5ha, năng suất 55tạ/ha, sản lượng 74,3 tấn.- Cây khác diện tích 7,4 ha .* Vùng cơ cấu cho cây trồng+ Cây khoai lang, ngô cơ cấu trồng diện tích trang trại, vườn hộ, vườn mẫu.+ Cây rau màu các loại cơ cấu trồng diện tích vườn hộ, vườn mẫu các hộ dân;+ Cây hành, kiệu trồng ở các trang trại, số diện tích thầu khóa ven rừng, vườn mẫu, vườn hộ.2.Các giải pháp về sản xuất - Sản xuất ngô lấy hạt:
- Về thời vụ: Bố trí gieo trồng né tránh mưa bão, phấn đấu gieo trỉa kết thúc cuối tháng 10 đầu tháng 11 ( trước 05/11/2019) và thu hoạch xong trước 15- 20/1/2020 để đảm bảo cho thời vụ sản xuất lạc, rau màu vụ Xuân. - Cơ cấu giống: Ưu tiên sử dụng nhóm giống ngô nếp lấy bắp tươi có thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch ngắn (75-80 ngày) như: HN68, HN88, MX10, MX2.- Đảm bảo mật độ thích hợp: Trên đất màu mật độ khoảng 60.000 cây/ha, khoảng cách trồng các hàng 65-70cm, cây cách cây 23- 25cm, gieo 1 hạt/cây.b. Rau, củ, quả:- Cơ cấu đa dạng các loại rau: rau cải các loại, rau gia vị, bí xanh, dưa chuột, đậu đỗ, hành, kiệu, cà chua... Thời vụ phải căn cứ vào diễn biến thời tiết bố trí linh hoạt nhằm né tránh ảnh hưởng của Bão, mưa lũ, khung thời vụ trồng liên tục từ tháng 9 đến tháng 12 và gieo trồng nhiều lứa/vụ.- Đối với rau vườn mẫu: Tiếp tục nâng cao trình độ kỹ thuật cho các hộ gia điình, tổ chức sản xuất đảm bảo quy trình để tạo ra sản phẩm có chất lượng. c. Cây khoai lang:- Thời vụ kết thúc trước 30/10/2019. Đối với diện tích nhỏ trong vườn hộ sản xuất theo hướng lấy ngọn cung cấp thực phẩm xanh và phục vụ chăn nuôi nông hộ.- Quy trình trồng: Mật độ trồng 4-5 dây/m, trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa và dọc theo luống, nối đuôi nhau và song song với mặt luống, chiều dài ngọn dây trên mặt luống từ 20-25 cm.d. Sản xuất cây ăn quả:- Đối với diện tích trồng mới cần khảo sát kiểm tra điều kiện vùng trồng đảm bảo độ dốc đạt tiêu chuẩn theo quy định, chân đất thích hợp, quan tâm trồng diện tích lớn liền vùng để hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa; chọn mua giống đảm bảo chất lượng.- Chăm sóc các vườn cây ăn quả: Đối với cây đang thời ký kiến thiết cơ bản tập trung bón thúc để phát triển thân lá, bón làm nhiều đợt; đối với cây thời kỳ kinh doanh, sau khi thu hoạch cần kịp thời cắt cành, tỉa tán, bổ sung kịp thời dinh dưỡng để phục hồi cây, thúc đẩy cây phát triển các đợt lộc thu nhằm đảm bảo năng suất vụ tiếp theo; lượng bón 20- 25kg phân hữu cơ và các loại phân vô cơ theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Kịp thời phun phòng trừ các loại sâu bệnh trong vụ đông, nhất là các loài nấm trên cây có múi.- Kịp thời phục hồi cây sau bão, các đợt mưa kéo dài, tiến hành xới xáo, phá váng xung quanh gốc, bón bổ sung Kali, phân bón qua lá, phân bón vi lượng, các chất kích thích ra rễ, kích trích sinh trưởng theo hướng dẫn, cắt tỉa các cành cây bị gãy, dựng lại các cây bị nghiêng, đổ; vệ sinh vườn hộ sạch sẽ nhằm hạn chế sâu bệnh.e. Sản xuất vườn hộ, vườn mẫu:- Chỉ đạo đồng bộ các giải pháp kỷ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất vườn hộ theo hướng tập trung, hàng hóa, liên kết; quan tâm cao việc xây dựng, nạo vét hệ thống tiêu thoát nước chung trong khu dân cư, trong vườn hộ. f. Nuôi trồng thủy sản:- Khuyến cáo các hộ nuôi trồng tạm thời chưa thả giống khi chưa đảm bảo các điều kiện về môi trường, tập trung cải tạo ao hồ, vệ sinh lồng nuôi đảm bảo theo quy trình thì mới tiến hành thả giống.*Thực hiện chính sách: Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh, Nghị quyết 33 của HĐND huyện, Nghị quyết 32 của HĐND xã áp dụng triển khai thực hiện trong vụ Đông năm 2019:+ Vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu.+ Chuyển đổi đất cao cạn trên đất lúa kém hiệu quả: 3 ha.- Khôi phục thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản. 3. Chăn nuôi, thú y- Chăn nuôi+ Tổng đàn trâu bò 1.200 con+ Lợn 1.250 con và chăn nuôi liên kết tổ hợp tác, quy mô vừa và nhỏ 250 con/ lứa.+ Gia cầm 30.000 con- Công tác thú y+ Thời gian này bệnh dịch tả lợn Châu Phi còn chưa được ngăn chặn, và diễn biến rất phức tạp, đặc biệt bệnh này không có vắc xin phòng chống nên phải thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tổ chức phun tiêu độc khử trùng theo định kỳ tại các thôn, các trang trại, gia trại, các hộ có tổng đàn lớn và các chợ, thường xuyên tuyên truyền và triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn.+ Chủ động và triển khai thực hiện hiệu quả công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2+ Phải tuyên truyền đến bà con nhân dân lợi ích của công tác tiêm phòng để mọi người dân tự giác thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin một cách nghiêm túc;+ Cán bộ chăn nuôi Thú y xã thường xuyên phối hợp các ngành liên quan và tổ công tác liên ngành của huyện, tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết hành vi mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có thủ tục kiểm dịch, giết mổ động vật để kinh doanh không đúng địa điểm quy định, các quầy bán không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; hộ nuôi không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tiêm phòng bắt buộc đối với vật nuôi. III. Tổ chức thực hiện1.Ủy ban nhân dân xã- Tổ chức hội nghị mở rộng quán triệt, triển khai, thực hiên đề án sản xuất vụ Đông và ban hành chỉ thị, công văn chỉ đạo, ban hành các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đăng ký mua các loại giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo uy tín và chất lượng;- Các ban ngành liên quan, ban nông nghiệp, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc sâu sát tận các thôn xóm, để tham mưu kịp thời cho UBND điều hành, chỉ đạo sản xuất vụ Đông đảm bảo quy trình, thời vụ và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch; - Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành đoàn thể, tuyên truyền, vận động Hội viên, đoàn viên cùng toàn thể nhân dân phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình để thực hiện đề án sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM để đưa xã nhà về đích trong năm 2019.- Đài truyền thanh xã, loa truyền thanh thôn tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân biết và thực hiện có hiệu quả cao;- Chính sách hỗ trợ sản xuất cây vụ đông: UBND xã căn cứ vào thực tế sản xuất xây dựng kế hoạch ban hành Quyết định để hỗ trợ thêm như giống, công tác bảo vệ, làm đất cho diện tích sản xuất theo vùng tập trung.2. Ở thôn - BCH chi ủy, chi bộ trên cơ sở đề án sản xuất vụ Đông 2019 tổ chức họp ra Nghị quyết sát đúng cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo bà con nhân dân thực hiện có hiệu quả cao; - Trưởng thôn chủ trì căn cứ vào đề án và điều kiện thực tế của thôn mình để xây dựng kế hoạch và có giải pháp tổ chức thực hiện; đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch.3. Kiến nghị, đề xuấtĐề nghị UBND huyện, Phòng NNPTNT huyện quan tâm theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất như: giống cây trồng, vật nuôi, mô hình, vườn mẫu. Đề nghị Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành liên quan, BCH chi ủy, BCH các thôn, chỉ đạo, lãnh đạo, vận động, đôn đốc nhân dân tích cực triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra./. Nơi nhận: -Phòng NN&PTNT Huyện; - Đảng ủy-HĐND-MTTQ; - Chủ tịch,phó chủ tịch UBND; - Các ban ngành liên quan; - Cán bộ chỉ đạo các thôn; - Cấp ủy, BCH 6 thôn; - Đài truyền thanh xã; - Lưu VP- UBND. | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Quang Vinh |