Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy - HĐND xã - UBND xã, kinh tế của xã Cẩm Lĩnh đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống của nhân dân ngày một cải thiện và nâng lên đáng kể. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế đem lại, môi trường đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý gây ra. Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thu gom, xử lý rác thải cải thiện còn chậm.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
XÃ CẨM LĨNH Số : 94 /ĐA-UBND | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Lĩnh, ngày 24 tháng 7 năm 2020 |
| |
ĐỀ ÁN
Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh giai đoạn 2020-2025 MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy - HĐND xã - UBND xã, kinh tế của xã Cẩm Lĩnh đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống của nhân dân ngày một cải thiện và nâng lên đáng kể. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế đem lại, môi trường đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý gây ra. Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thu gom, xử lý rác thải cải thiện còn chậm. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyện và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh;- Hướng dẫn số 2143/HD-STNMT ngày 06/8/2018 của sở Tài nguyên môi trường về hướng dẫn thực hiện phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. III. PHẠM VI ĐỀ ÁN.
Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn xã Cẩm Lĩnh.Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN 1. Đặc điểm tình hình chungCẩm Lĩnh là một xã bãi ngang ven biển nằm ở phía đông nam của huyện Cẩm Xuyên. Là xã có lợi thế về kinh tế biển cũng như phát triển về du lịch dịch vụ. Có đường quốc lộ 15B đi qua địa bàn xã với chiều dài 2,7 km, đường huyện lộ 01 đi qua địa bàn xã có tổng chiều dài 1,6km, đường trục xã có tổng chiều dài 4km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 1.745,4 ha, trong đó sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 1225,32 ha, chiếm 70,2% , đất phi nông nghiệp 469,61 ha, chiếm 26,91%. đất chưa sử dụng khác 50,46 ha, chiếm 2,89%. Toàn xã Cẩm Lĩnh có 6 thôn với tổng số 1.718 hộ dân với tổng 5850 nhân khẩu. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hàng ngày môi trường phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải từ các hoạt động của con người, trong đó có chất thải rắn.2. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
Hàng tháng tới các ngày quy định, các tổ thu gom rác thải do hội phụ nữ thành lập tới tận hộ dân thu gom rác thải vận chuyển về nơi tập kết các thôn. Ngày 6-16-26 hàng tháng xe thu gom đến tại điểm trung chuyển mà trước đó đã tập kết tại thôn để thu gom vận chuyển ra bãi rác, việc bốc rác do tổ thu gom rác của hội phụ nữ đảm nhiệm. Tổ thu gom rác sử dụng xe kiến an để vận chuyển rác về vị trí tập kết chung. Thuê xe chuyên chở rác thải HTX dịch vụ tổng hợp môi trường thắng lợi vận chuyển về nhà máy xử lý rác tại Cẩm Quan.3. Công tác thu và sử dụng phí vệ sinh.Việc thu đóng nộp phí rác thải khó khăn, việc thu phí chỉ đủ trả cho các lao động thu gom và vận chuyển về điểm tập kết và bốc rác lên xe chuyên chở.Hỗ trợ nguồn ngân sách cấp xã: 120.000.000/ 1 năm4. Đánh giá chung.4.1 Những kết quả đạt được:Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đã được quan tâm, tổ chức thực hiện đạt được các kết quả khá. Hàng năm, UBND xã đã phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường cho công tác thu gom rác- Chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt;- Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng đã được nâng lên;4.2 Những tồn tại, hạn chế:Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã vẫn còn một số tồn tại, cần được quan tâm giải quyết:
- Phương tiện, trang thiết bị và lực lượng tham gia công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu, chưa đảm bảo nhu cầu.
- Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân.
- Công tác phân loại rác chưa được quan tâm, chưa tạo động lực cho nhân dân thực hiện phân loại rác.
- Việc thu phí rác tại hộ còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thu thấp nhưng chưa có cơ chế bắt buộc nhân dân nộp phí theo quy định
5. Khó khăn trong thực hiện thu gom rác thải theo mô hình củ:
Thực hiện việc thu gom rác thải theo mô hình tổ thu gom vận chuyển điểm tập kết và bốc rác lên xe chuyên chở không tạo được động lực cho việc phân loại xử lý rác tại nguồn, cùng với đó là việc thu phí khó khăn. Phân loại rác chưa đảm bảo yêu cầu nên khối lượng rác thải lớn, chi phí thu tại dân chủ yếu thực hiện chi trả cho nhân viên thu gom và bốc rác. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho việc thu gom vận chuyển rác đến điểm xử lý của huyện lớn. Đánh giá mô hình theo phương án tổ thu gom rác thải không hiệu quả.
Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU.
1. Phương hướng chung.- Tập trung sự lãnh đạo, huy động sự vào cuộc của các ban ngành và các tổ chức; tăng cường sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nâng cao nhận thức, ý thức người dân tham gia bảo vệ môi trường.- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững;- Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của chính quyền và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. 2. Mục tiêu.
2.1. Mục tiêu tổng quát:- Xây dựng hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt theo các nguyên tắc: Nguồn rác thải phải được thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu gom xử lý rác thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững.- Hoàn chỉnh mạng lưới phân loại, thu gom rác thải tại nguồn phù hợp với điều kiện.2.2. Mục tiêu cụ thể:- Tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đạt 100% khu dân cư. Các khu dân cư thực hiện thu gom, phân loại, một phần tái sử dụng, một phần xử lý tại chỗ bằng phương pháp đào hố, xây hố ủ phân trong vườn, đồi của mình để xử lý theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP.1. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo, trách nhiệm của hệ thống chính trị:- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thường xuyên hướng dẫn về công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của nhân dân; nâng cao ý thức tự giác thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, đổ rác thải sinh hoạt đúng giờ, đúng nơi quy định, tạo điều kiện tối đa cho phương tiện, người thực hiện thu gom.- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, các chi đoàn, chi hội, chịu trách nhiệm trước cấp trên trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện và các tồn tại, vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.- Hướng dẫn các hộ gia đình phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý phù hợp.2. Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.- Rà soát, xây dựng các điểm tập kết rác thải theo từng thôn đảm bảo thuận tiện cho nhân dân và xe thu gom rác dễ thực hiện việc thu gom rác.3. Về nguồn lực tài chính và cơ chế chính sách.Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải; tăng cường nguồn lực tài chính, tranh thủ các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới,Xây dựng và điều chỉnh giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải; giá dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt theo các nội dung của Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyện và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh;Hàng năm, bố trí phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. III. MÔ HÌNH THỰC HIỆN.
1. Về phía người dân:Thực hiện phân loại rác tại nhà theo 3 nhóm chính sau: Rác phân hủy: gồm rác thải có nguồn gốc từ thực phẩm và rác làm vườn, đây là rác thải dễ phân hủy trong môi trường như: Thức ăn thừa: rau, củ quả, giấy ăn đã qua sử dụng, xương cá thịt, cành … Rác khó phân hủy: là rác thải vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như: thủy tinh, sành sứ vở, vỏ sò, đồ gia, cao su… Rác tái chế: là các loại rác vô cơ khó phân hủy có thể sử dụng lại nhiều lần hoặc chế biến lại như giấy, bìa các tông, kim loại, đồ nhựa hư hỏng, túi ni lông. Theo từng loại rác, các hộ dân tự xử lý các loại rác có thể xử lý, phần còn lại theo ngày quy định thông báo của UBND xã và loa truyền thanh các thôn sẽ đưa ra tại vị trí tập kết chung của thôn dự kiến mỗi thôn 04 điểm tập kết riêng thôn 5 quy hoạch 01 điểm, cụ thể: Stt | Thôn 1 | Thôn 2 | Thôn 3 | Thôn 4 | Thôn 5 | Thôn 6 |
Điểm 1 | Tại dọc tuyến trục chính bên cạnh nhà Ông Long Họa | Tại hội quán sau nhà vệ sinh | Trục cầu cồn đu tại ngã tư đối diện với nhà anh Huệ | Ngã 3 tuyến nhà anh Quốc sáu | Tại ngã 3 trước mặt hội trường thôn | Hội trường thôn 9 củ |
Điểm 2 | Tuyến chính tại nhà Anh Tình Lành | Trục chính sau tại nhà ông Chức Soan (ngã 3 quán thảo toản) | Đường trục chính thôn tại sân bóng thôn | Trục chính tại đối diện nhà a Huân Hương | Tại hội trường củ | Ngã 3 cầu khe |
Điểm 3 | Tuyến chính tại nhà anh Tý | Hội trường thôn 10 củ | Đường trục chính cạnh đập khe dinh | Ngã tư trường mần non | | Đường lạc an đối diện nhà Ông bộ nhỉnh |
Điểm 4 | Tuyến chính tại cầu Rộc | Khu tái định cư đối diện nhà anh Hạnh Dung | Tại trạm điện củ | Ngà tư hội trường thôn | | Đường lạc an ngã 3 |
Điểm 5 | Đê biển đoạn chợ Cơn Bàng | Tuyến đê biển đối diện nhà anh Tiềm phượng | | Đầu cầu trung lĩnh phía nhà ông Hùng Hương củ | | |
2. Về phía UBND xã:Tổ chức việc thu phí rác thải theo phương án quy định hiện hành của Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017của UBND tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể: hộ 1-2 người thu phí 9.000 đồng/tháng; hộ 3-4 thu 21.000 đồng/ tháng; hộ 5 người trở lên thu 30.000 đồng/ tháng; hộ kinh doanh có khối lượng rác dưới 1m3 thu 84.000 đồng/tháng; khối trường học có khối lượng rác dưới 1m3 thu 151.000 đồng/ tháng; trụ sở các đơn vị thu 151.000 đồng/tháng; trạm y tế có khối lượng rác dưới 1m3 thu 92.000 đồng/ tháng. Giao kế toán lên phương án thu, giao cho thôn trưởng các thôn triển khai thu theo phương án. Nghiên cứu các cách thức, phương pháp và thực hiện việc phát hiện, xử lý hành chính các trường hợp xả thải ra môi trường theo quy định của pháp luật và quy ước hương ước của các thôn. 3. Các tổ chức đoàn thể: Đề nghị hội phụ nữ xã chủ trì phối hợp với tổ chức đoàn thể, tổ chức vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt việc thu gom rác thải. IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN.
1. Nhu cầu kinh phí.Hợp đồng với HTX vận chuyển thu gom rác 12 chuyến/tháng với mức giá 1.250.000 đồng/ chuyến = 15.000.000 đồng/ thángTổng năm: 15.000.000 đồng / tháng x 12 tháng = 180.000.000 đồngChi phí quản lý cho ban: 2.800.000 đồng/ tháng x 12 tháng = 33.600.000 đồng.Chi cho các hộ gần điểm xe dừng thu gom rác dọn dẹp, rửa đường: 25 điểm x 200.000 đồng / điểm x12 tháng = 60.000 đồngTổng chi: 273.600.000 đồng/ năm.2. Dự kiến thu (căn cứ quy định mức thu tối đa của UBND tỉnh) :- Về hộ có 1-2 người: 486 hộ x 9.000 đồng x 12 tháng = 52.488.000 đồng- Hộ có 3-4 người: 635 hộ x 20.000 đồng x 12 tháng = 152.400.000 đồng- Hộ có 5 người trở lên:161 hộ x 25.000 đồng x12 tháng = 48.300.000 đồng- Hộ buôn bán có <1m3 rác: 14 hộ x 83.000 đồng = 13.944.000 đồng- Có 2 trường đóng trên địa bàn: 2 trường x 151.000 đồng = 3.624.000 đồng- Trụ sở làm việc trên đơn vị: 1 đơn vị x 151.000 đồng =1.812.000 đồng- Trạm y tế: 1 trạm x 92.000 đồng x 12 tháng = 1.104.000 đồngTổng: 273.672.000 đồng (Hai trăm bảy mươi ba triệu sáu trăm bảy mươi hai nghìn đồng)Cân đối thu chi: 273.672.000 đồng – 273.600.000 đồng = 72.000 đồng.- UBND xã trên cơ sở các quy định của pháp luật và tình hình thực tế biến động nhân khẩu trên địa bàn tham mưu xây dựng phương án thu chi, tổ chức việc thu chi và bù chi từ nguồn ngân sách các cấp hoặc sử dụng nguồn thu nếu dư ngân sách. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. UBND xã:- Triển khai tổ chức xin ý kiên nhân dân trên toàn xã, trình hội đồng nhân dân cho ý kiến và ra Nghị quyết thực hiện- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án. Thành lập các Ban thực hiện đề án có hiệu quả, chỉnh sữa các nội dung khi thấy điểm bất hợp lý tùy vào điều kiện thực tế.- Thực hiện việc phát hiện và xử lý hành chính các trường hợp xả thải ra môi trường.2. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể:Đề nghị mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyền truyền vận động nhân dân thực hiện phân loại xử lý rác tại hộ và thực hiện đề án có hiệu quả.Trên đây là đề án thu gom phân loại rác thải trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh trình hội đồng nhân dân cho ý kiến ra Nghị quyết để UBND tổ chức thực hiện hiệu quả. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCHNguyễn Công Tùng