ĐỀ ÁN
        SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 2023

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 2022         
   I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

   1.  Diễn biến thời tiết và sinh trưởng cây trồng:
Thời tiết vụ xuân 2022, diễn biến thời tiết cơ bản thuận lợi cho gieo cấy, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đầu vụ từ tháng 1 đến tháng 2, thời tiết ấm, ẩm  nhiệt độ trung bình từ 18-25°C cao hơn trung bình nhiều năm, không có rét đậm, rét hại, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt; giai đoạn lúa trổ bông tập trung từ 16-25/4 thời tiết rất thuận lợi, nền nhiệt độ dao động từ 13-18°C, Từ ngày 20 – 25/2/2022 nhiệt độ xuống thấp cây lúa bị hiện tượng sốc nhiệt đến vàng lá sinh lý, có mưa rào xen kẻ thuận lợi cho quá trình trổ bông, phơi màu, giai đoạn chín thời tiết ảnh hưởng 3 đợt không khí lạnh, nền nhiệt độ dao động 21-26°C làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại.
            2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Ban chấp hành Đảng bộ đã có Nghị quyết chuyên đề, UBND xã xây dựng đề án sản xuất vụ Xuân 2023, ngày 14 tháng 12 năm 2022 của UBND xã Cẩm Lĩnh. Thành lập ban chỉ đạo, phân công các thành viên về chỉ đạo cơ sở, tổ chức quán triệt đề án đến tận người dân;
- Ban hành các công văn chỉ đạo công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong suốt vụ sản xuất một cách thường xuyên, liên tục;
- Giao cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng để nắm bắt, phát hiện các loại đối tượng dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời;
- Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện và sự tập trung chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tham gia tích cực của MTTQ và các tổ chức đoàn thể, việc triển khai thực hiện có hiệu quả của các ban, ngành, BCH chi ủy, BCH các thôn và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân nên sản xuất vụ xuân đạt hiệu quả tốt.
           3. Kết quả sản xuất:
          * Trồng trọt:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 217,8 ha đạt 100% KH; năng suất đạt 57tạ/ha thấp hơn so với vụ xuân 2021 là 6tạ/ha; Sản lượng đạt 1.241 tấn, đạt 121%.
- Thời vụ cơ bản gieo cấy đúng khung lịch thời vụ theo chỉ đạo của tỉnh và của Huyện (100% gieo cấy trà xuân muộn), thời tiết khá thuận lợi ít mưa, có nắng nhẹ nhiệt độ trung bình từ 20-25°C, tập trung xuống giống từ ngày -30/1/2022; Thời gian lúa trổ tập trung từ ngày 8-25/4/2022, Tại thời điểm lúa trổ thời tiết không thuận lợi, từ ngày 25-29/4/2022 bị ảnh hưởng hai đợt không khí lạnh làm đổ ngã 1 số diện tích.
- Cây trồng cạn: Cây lạc diện tích 15ha; Năng suất 26 tạ/ha, Sản lượng 39 tấn;Cây đậu diện tích 4ha; Năng suất 8tạ/ha, Sản lượng 3,2tấn; Cây vừng: diện tích 5ha; Năng suất 4 tạ/ha, Sản lượng 2 tấn;Cây dưa hấu diện tích 12ha; Năng suất 60 tạ/ha, Sản lượng 72tấn;Cây khoai lang diện tích 5ha; Năng suất 60tạ/ha, Sản lượng 30tấn;Rau các loại diện tích 16,5ha; Năng suất 80tạ/ha, Sản lượng 132tấn.
*Chăn nuôi, thú y: 
+ Tổng đàn gia súc, gia cầm có sự dao động, đàn trâu bò 1.120 con bằng 82%KH, đàn gia cầm 21.500 con bằng 76%KH .
+ Công tác phòng chống dịch:  Đảng uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm, thường xuyên tuyên truyền bằng các văn bản gửi về các thôn và thông báo trên đài truyền thanh của xã về tình hình dịch bệnh, kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm để nhân dân thực hiện.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế: 
- Việc cải tạo đất chưa được bà con quan tâm đúng mức, cày ải lật đất, bón vôi và phân chuồng ít hoặc không bón phổ biến trên các xứ đồng;
- Tập quán gieo lượng giống nhiều mật độ quá dày, giống để lại các vụ trước chiếm tỷ lệ khá cao trong sản xuất, một số ruộng cao cạn gieo trước lịch thời vụ quá sớm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không theo khuyến cáo;
- Vụ xuân 2022 nói chung về sâu bệnh chỉ có bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, hiện tượng số nhiệt dẫn đến vàng lá sinh lý gây hại trên tất cả các diện tích.
2. Nguyên nhân:
- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ xã đến thôn nhân dân còn chủ quan trong sản xuất và phòng trừ sâu bệnh;
- Một số xứ đồng có đất cao cạn, không đủ nước, dinh dưỡng kém không cân đối bón phân, phòng trừ sâu bệnh chưa kịp thời hoặc chưa đúng quy trình nên tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Bám sát thực tiễn sản xuất, dự báo đúng tình hình, xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, chủ động xây dựng sớm kế hoạch sản xuất với phương án ứng phó trước diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị vào cuộc là yếu tố hết sức quan trọng, trong công tác chỉ đạo sản xuất;
- Cơ cấu giống phù hợp với chất đất trên từng xứ đồng, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tập quán gieo cấy lúa quá dày trên đơn vị diện tích quân bình từ 6-7 kg trên sào nên một số diện tích phải nhổ tỉa.
- Giá cả vật tư đầu vào như giống, phân bón tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thâm canh của bà con nhân dân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, có dự báo sớm tình hình sâu bệnh để chủ động phòng trừ kịp thời, hiệu quả. 
                     PHẦN 2: ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 2023
I. NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT,THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. Nhận định thời tiết:  
Dự báo hiện tượng ENSO trong trạng thái lanina sẻ tiếp tục duy trì  cường độ yếu cho đến hết năm 2023 với xác suất khoảng 80% - 90%, những tháng đầu năm 2023 Nhiệt độ mặt nước biển có xu hướng tăng dần nhưng vẫn thấp hơn TBNN và ENSO vẫn trong trạng thái la nina yếu. Tháng 12/2022 và tháng 2/2023, nhiệt độ cao hơn từ 0-0,5°C so với TBNN , tháng 2,4/2023 nhiệt độ phổ biến thấp hơn từ 0-0,5°C so với TBNN . Nhiệt độ trung bình mùa đông năm 2022-2023 có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm 2022-2023.
Như vậy vụ xuân 2023 nghiêng về vụ xuân lạnh, trong đó rét tháng 01- 02/2023 nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất các loại cây trồng và lạnh tháng 4 ảnh hưởng giai đoạn lúa trổ bông.
2. Thuận lợi:
- Hệ thống chính sách phát triển xản xuất nông nghiệp từ tỉnh đến huyện được ban hành đồng bộ và gắn liền sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục khuyến khích, động viên nhân dân tham gia thực hiện tích cực và ngày càng có hiệu quả;
- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, chính quyền, sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị. Đặc biệt thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế; Các loại cây, con giống mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất; Công tác bảo vệ, chăm bón, phòng trừ sâu, bệnh, dịch bệnh được áp dụng trong sản xuất một cách bài bản khoa học, một số giống mới bước đầu khẳng định tính thích ứng, ổn định về năng suất và chất lượng như VNR20,Bắc thịnh,ADI168...
- Máy móc phục vụ sản xuất ngày cơ bản đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa máy làm đất, máy gặt đập liên hợp. 
3. Khó khăn:
 - Năm 2023 (Quý Mão) là năm nhuận (Hai tháng 2), thời vụ gieo cấy các trà lúa cơ bản trùng vào tiết Đại Hàn - Lập Xuân và tâm lý người dân triển khai gieo cấy lúa vụ Xuân kết thúc trước tết Nguyên Đán là rào cản ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo về thời vụ của huyện.
- Giá cả vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cao, nhất là phân bón, thuốc BVTV, giá cả nông sản cả trồng trọt và chăn nuôi giảm thấp. Hiện tại giá giống tăng 5-10%, phân bón tăng 30-40%, thuốc BVTV tăng 20-30% sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất của nông dân

- Thời vụ gieo cấy trùng vào thời kỳ rét đậm, rét hại gây khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai sản xuất .
- Tập quán gieo dày trên đơn vị diện tích, bón phân không cân đối chưa được cải thiện , tiến độ làm đất chậm, công tác cày ải, cày lật đất sớm, bón lót phân chuồng, bón vôi cải tạo đất từ đầu vụ sản xuất chưa được quan tâm.
- Nhân dân chưa phát huy được kinh nghiệm gieo cùng một loại giống, phun cùng một thời điểm và thu hoạch cùng một thời gian trên cùng một xứ đồng, nên trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều diện tích đất canh tác lúa lâu năm có biểu hiện suy thoái về chất đất nên  làm năng suất giảm;
- Các đối tượng dịch bệnh diễn biến phức tạp và nhiều bệnh nguy hiểm vẫn tiềm ẩn bùng phát đe dọa an toàn sản xuất, đặc biệt bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lùn sọc đen phương Nam, chuột, ốc bươu vàng, rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen…vv;
- Một số hộ dân chưa thực sự cần cù chịu khó trong, sản xuất nông nghiệp, không chú trọng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, chưa mạnh dạn chuyển đổi các loại cây, con giống mới có năng suất cao vào sản xuất.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU SẢN XUẤT VỤ XUÂN 2023:
1. Quan điểm:
- Sản xuất vụ Xuân năm 2023, xác định là vụ sản xuất trọng tâm, cung cấp lương thực chiếm phần lớn cho cả năm, để bù lại những tổn thất trong vụ hè thu 2022, do hạn hán kéo dài và thiếu nguồn nước tưới gây ra nên cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập, thích ứng an toàn trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
- Quán triệt tập trung sản xuất 100% diện tích, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực đầu tư để phát triển sản xuất toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng.Vụ Xuân 2023  nguy cơ gieo cấy sẽ gặp rét vì vậy quán triệt nhân dân phải bắc mạ dự phòng có phủ nilông tại góc ruộng. Các thôn phải quy hoạch sản xuất tập trung một loại giống trên một cánh đồng, để thuận tiện cho khâu sản xuất, chăm sóc và thu hoạch. Dùng bã sinh học và các hình thức khác để diệt chuột trước gieo cấy.
2. Mục tiêu sản xuất cụ thể:
a. Trồng trọt:
- Cây lúa : Diện tích 217,8ha; Năng suất 63 tạ/ha; Sản lượng 1.372tấn;
- Cây lạc : Diện tích 15ha; Năng suất 26tạ/ha; Sản lượng 39 tấn;
- Rau các loi : Diện tích 19,5ha; Năng suất 75 tạ/ha; Sản lượng 146 tấn;
- Cây khoai lang : Diện tích 5ha; Năng suất 65 tạ/ha; Sản lượng 32tấn;
- Cây đậu các loại : Diện tích 0,5ha; Năng suất 9,5tạ/ha; Sản lượng 4,8tấn.

b.Chăn nuôi:
- Phấn đấu năm 2023: Tổng đàn trâu bò giao động 1.100 con. Đàn gia cầm đạt 22.000 con xây dựng được một số mô hình chăn nuôi bò, gà theo chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững;
- Mục tiêu tiêm phòng cả năm đạt trên 95%; vân động  các hộ chăn nuôi có hố ủ phân, đệm lót sinh học hoặc xây bể Bioga, làm bể lắng đảm bảo vệ sinh môi trường.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác thông tin tuyên truyền:
- Chủ động trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội họp, hội thảo để chuyển tải, quán triệt nội dung Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2023 đặc biệt nhấn mạnh về tuân thủ cơ cấu giống mới, chấp hành lịch thời vụ sản xuất, công tác quản lý phòng trừ dịch hại, các giải pháp sản xuất… xây dựng kế hoạch tập huấn, phổ biến các nội dung của chính sách đến các hộ dân.
2. Cơ cấu giống:
a. Giống lúa:
- Tăng tỷ lệ diện tích các giống lúa chất lượng cao để tăng giá trị sản phẩm; chỉ đạo quyết liệt giảm lượng giống gieo trên đơn vị diện tích, sử dụng giống lúa cấp xác nhân 1 trở lên, định hướng như sau: Cơ cấu chủ lực các giống có khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt: VNR20, Khang dân 18, khang dân đột biến, Xuân mai 12, HT1, VTNA2, BT09, Bắc Thịnh. Đặc biệt Mở rộng diện tích giống lúa có triển vọng đã được công nhận giống chính thức như: VNR20, Bắc Thịnh,  vì vụ xuân 2022 các giống lúa này đạt năng suất rất cao.
- Chỉ đạo quyết liệt khoanh vùng sản xuất tập trung cho từng loại giống trên một cánh đồng để từ đó làm đất, ủ giống, gieo cấy, bón phân, phun phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch cùng một thời điểm nhằm tăng năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sản xuất.
b. Giống cây trồng cạn:
- Giống rau củ quả: Nhóm rau sản xuất truyền thống gồm: rau cải, xà lách, bí xanh, cà chua, dưa chuột, đậu đỗ, rau gia vị…;
- Giống lạc: Sử dụng giống L14, L26… Thử nghiệm một số giống mới có triển vọng như L26, L20
- Giống ngô lấy hạt làm thực phẩm: MX4, MX10, HN68, HN88;
- Giống đậu: Sử dụng các loại đậu xanh như: VN93-1, VN99-3…;
- Giống khoai lang:  Hoàng Long, KCL20-209…
3. Lịch thời vụ:
- Cây lúa: Tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh khung lịch thời vụ của Tĩnh,  tập trung bắt đầu gieo từ ngày 10/01/2022 (19/12/2022 âm lịch), kết thúc gieo ngày 04/02/2023 (15/1/2023 âm lịch)  các loại giống có thời gian sinh trưởng dài hơn thì bố trí gieo đầu khung lịch, các giông lúa có thời gian sinh trưởng  ngắn hơn thì bố tri gieo giữa và cuối khung lịch để lúa trổ tập trung sau tiết Cốc Vũ (bắt đầu từ ngày 20/4/2023) và kết thúc trước tiết Lập hạ (ngày 06/5/2023). Căn cứ thời gian sinh trưởng của từng giống để gieo cấy trong khung thời vụ phù hợp từ 15/1/2023- 08/2/2023, cụ thể như sau:
 
TT    Cơ cấu giống Thời gian sinh trưởng( ngày)             Thời gian gieo thẳng
      Dương lịch Âm lịch
1 VNR20, Khang dân 18, KD Đột biến, HT1,VNR10, Bắc Thịnh, Hana số 7
120-125

25-30/01/2023

04-09/01/2023
2  BT09, XM12,TH3-3 115 - 120 31/01- 4/2/2023 10- 15/01/2023
 
  • Cây trồng cạn:
+ Cây lạc: Tập trung gieo trỉa trước tiết lập xuân; tranh thủ đất đủ ẩm, trời ấm để gieo xung quanh tiết Lập Xuân bắt đầu từ 4/2/2023 và kết thúc gieo trước ngày 15/2/2023;
+ Cây ngô: thời vụ gieo trồng từ ngày 4/2 đến ngày 20/2/2023;
+ Cây đậu: thời vụ sau 25/2/2023 và kết thúc trước 10/3/2023;
+ Rau các loại: Tranh thủ gieo trồng khi có quỹ đất và điều kiện thời tiết thuận lợi đặc biệt phát huy trồng cà pháo như tại địa bàn thôn 5, đẩy mạnh chương trình xây dựng sản phẩm OCOP.
4. Kỹ thuật canh tác
a. Đối với cây lúa:
- Chấp hành sản xuất đúng lịch thời vụ, tuân thủ cơ cấu giống, hạn chế đến mức thấp nhất nhân dân tự để giống, không sử dụng lúa thương phẩm (thóc ăn) để đem ra sản xuất, cụ thể nhóm giống lúa thuần truyền thống lượng giống gieo 3,5-4,0 kg/sào, các giống đẻ nhánh khá ,VNR20, VNR 10, ADI 168,  lượng giống gieo phù hợp 3,0-3,5 kg/sào;
- Không gieo thẳng,  bón phân, phun thuốc BVTV vào những ngày trời rét đậm, rét hại nhiệt độ không khí dưới 15 C , gieo tăng 5-10% mạ dự phòng góc ruộng có phủ nilon để dắm tỉa và chuẩn bị thóc giống ngắn ngày (TH3-3, TH3-5, BT09…) để dự phòng khi rét đậm, rét hại hoặc ngập úng cục bộ gây chết lúa;
- Chỉ đạo nhân dân tận dụng nguồn nước mưa, đắp bờ giữ nước trong ruộng, đẩy nhanh phong trào làm đất càng sớm càng tốt, tận dụng tối đa nguồn phân chuồng hoặc phân vi sinh để bón nhằm cải tạo đất, bón vôi với lượng từ 25-30 kg/sào kết hợp với việc cày lật đất, đối với vùng sâu trủng, độ phèn cao bón từ 25-30kg/sào.
Lưu ý: Lượng phân chuồng hoai mục bón lót từ 300-400 kg/sào (1 xe bò lốp/sào) hoặc bón phân hữu cơ vi sinh 30-35 kg/sào và bón phân chuồng, bón vôi trước khi cày lật đất;
- Phân bón: Sử dụng các loại phân NPK hàm lượng cao (NPK nghệ an,NPK việt nhật, NPK phú mỷ ) tăng cường bón phân lân nung chảy để làm giảm độ chua của đất;
- Phòng trừ sâu bệnh: Chủ động để phát hiện sớm và hướng dẫn phòng trừ kịp thời các đối tượng nguy hiểm như: bệnh đạo ôn, bệnh lùn sọc đen phương Nam, rầy nâu, rầy lưng trắng… Phát động phong trào toàn dân ra quân diệt chuột đồng loạt, tập trung ngay từ đầu vụ sản xuất để đảm bảo an toàn cho sản xuất lúa.
b. Đối với cây trồng cạn:
- Cây lạc: Đất chuẩn bị sớm, cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Lên luống rộng hay hẹp tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất đất nhưng phải đảm bảo giữ ẩm khi hạn và thoát nước tốt khi mưa to. Bón phân đầy đủ, chú trọng thêm bón phân lân, phân chuồng, vôi để tăng năng suất. Chú ý phòng trừ nhóm nấm mốc gây bệnh chết ẻo, tập đoàn sâu ăn lá, nhện đỏ...;
- Cây đậu: Tập trung chăm sóc theo đúng quy trình thâm canh của từng đối tượng cây trồng. Đối với đậu mà trồng xen lạc cần bố trí mật độ phù hợp.
- Rau các loại: Tranh thủ làm đất và gieo trồng khi thời tiết thuận lợi.
5. Giải pháp thủy lợi trong vụ Xuân  năm 2023:
- Tập trung khắc phục, sữa chữa các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương, cầu, cống, hệ thống cánh cửa cống hồ chứa nước… bị thiệt hại, hư hỏng do đợt mưa lũ gây ra; tổ chức ra quân làm giao thông thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông các hệ thống kênh tưới, kênh dẫn trạm bơm đồng thời đẩy nhanh tiến độ khắc phục các tuyến kênh mương, đường nội đồng bị sạt lở, hư hỏng nặng để đảm bảo kịp thời phục vụ cho sản xuất vụ Xuân năm 2023.
6. Công tác thú y:
- Tăng cường công tác tuyên làm tốt công tác phòng dịch, vệ sinh thú y, đồng thời mở rộng diện tích trồng cỏ trong vườn, trang trại để tạo thức ăn chăn nuôi.
- Kỹ thuật: Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, quy trình thực hành chăn nuôi tốt, an toàn sinh học, các biện pháp phòng, chống dịch và kinh nghiệm chăn nuôi trang trại đạt hiệu quả;
- Ban hành các công văn chỉ đạo, hướng dẫn chăn nuôi nông hộ, gia trại áp dụng quy trình chăn nuôi làm bằng đệm lót bảo vệ môi trường đúng quy trình;
- Đẩy mạnh công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc theo quy định cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao; Tăng cường công tác kiểm soát buôn bán, vận chuyển, giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ở các điểm giết mổ. Giám sát chặt chẽ các loại dịch bệnh, phát hiện sớm, bao vây kịp thời, khống chế có hiệu quả không để dịch lan rộng; Tăng cường công tác khuyến cáo, tập huấn quy trình phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường cho các chủ hộ chăn nuôi lớn.
7. Chính sách hỗ trợ:
- Thực hiện hiệu quảkhi có chính sách cấp trên Hỗ trợ cho người dân sau bảo lủ thiên tai về sản xuất nông nghiệp;
+ Áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất lúa theo chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2023;
+ Tổ chức tập huấn về kỷ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, 
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở nghị quyết của BCH Đảng bộ, nghị quyết của HĐND xã. UBND xã đã có đề án sản xuất chi tiết, cụ thể và yêu cầu.
1. Ở xã:
 - Ban chấp hành Đảng bộ, BTV, thường trực Đảng ủy tập trung chỉ đạo, ban hành chỉ thị, giao trách nhiệm cho cán bộ, công chức được phân công bám sát các thôn để chỉ đạo thôn mình phụ trách tổ chức thực hiện sản xuất vụ xuân 2023;
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức hội nghị mở rộng quán triệt, triển khai, thực hiên đề án sản xuất vụ xuân và ban hành chỉ thị, công văn chỉ đạo, ban hành các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đăng ký mua các loại giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo uy tín và chất lượng;
- UBMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tổ chức thực hiện, để phấn đấu thực hiện thắng lợi sản xuất vụ Xuân 2023;
- Các đồng chí cán bộ chỉ đạo được phân công phụ trách thôn xóm cần bám sát địa bàn để hướng dẫn, đôn đốc nhằm thực hiện tốt các nội dung trong đề án;
- Ban Nông nghiệp xã, Hội nông dân xã liên hệ các công ty vật tư nông nghiệp để cung ứng giống và vật tư phân bón theo nhu cầu của nhân dân;
- Phối hợp Trung tâm Ứng dụng KHKT & BVCTVN huyện tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
2. Ở thôn:
- BCH chi ủy, chi bộ trên cơ sở đề án sản xuất vụ xuân 2023 tổ chức họp ra Nghị quyết sát đúng cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo bà con nhân dân thực hiện có hiệu quả cao;
- Các thôn lên kế hoạch khoanh vùng cơ cấu từng loại giống của thôn mình báo cáo trước toàn thể nhân dân; Tổ chức ra quân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, đắp bờ vùng, bờ thửa phục vụ sản xuất. Tập trung chỉ đạo làm đất, chuẩn bị đầy đủ phân bón, giống để sản xuất đúng lịch thời vụ;
- Toàn thể nhân dân ra sức thi đua tích cực lao động, sản xuất, đúc rút kinh nghiệm của các vụ mùa năm trước, nhạy bén, sáng tạo, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất nông nghiệp, gieo cấy đúng lịch chỉ đạo, quy trình chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch.



3. Kiến nghị, đề xuất:
- Đề nghị UBND huyện, Phòng NNPTNT huyện quan tâm theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: Giống cây trồng, vật nuôi, mô hình, vườn mẫu.Hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng chủ lực và tập huấn kỹ thuật trồng và thâm canh, cho cán bộ và nhân dân, theo cơ chế chính sách của tỉnh và huyện để khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất có tính chất lượng, bền vững.
Trên đây là Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2023, kính đề nghị Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBMTTQ, các tổ chính trị xã hội, các ban ngành liên quan, BCH chi ủy, BCH các thôn, chỉ đạo, lãnh đạo, vận động, đôn đốc nhân dân tích cực triển khai thực hiện đạt kết quả cao./.
Nơi nhận:
- Phòng NN&PTNT huyện;
- TT Đảng uỷ, HĐND, MTTQ xã;
- Chủ tịch UBND;
- P.chủ tịch UBND;
- Chi uỷ, BCH 6 thôn;
- Các ban ngành cấp xã;
- Lưu: VP.



 
       TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
               KT.CHỦ TỊCH
             PHÓ CHỦ TỊCH




               Nguyễn Văn Hà
























































 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 124.842
Trong năm: 23.707
Trong tháng: 20.703
Trong tuần: 5.940
Trong ngày: 325
Online: 13